Ý kiến thăm dò

Bạn đánh giá thể nào về Cổng thông tin Y tế Huyên?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
175153

Nhiệt liệt chào mừng 63 năm ngày Thầy Thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2018)

Đăng lúc: 00:00:00 07/02/2018 (GMT+7)

Nhân dịp Kỷ niệm 63 năm ngày Thầy Thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2018). Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hậu Lộc ( nay là Trung tâm Y tế huyện Hậu Lộc) trân trọng giới thiệu truyền thống của đơn vị Chào mừng Ngày Thầy Thuốc Việt Nam năm 2018.

                                            Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hậu Lộc
                                   13 năm thành lập và phát triển (2006 - 2018)
                                                          -------------------------------

     Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, dân số 18,1076 người, diện tích 141,5 km2, nằm phía đông bắc của tỉnh và cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 30km; phía bắc giáp với huyện Hà Trung - Nga Sơn,  phía đông là biển đông, phía tây - phía nam giáp với huyện Hoằng Hóa. Toàn huyện có 27 xã, thị trấn, trong đó có 06 xã thuộc vùng ven biển ( có 01 xã Ngư Lộc là xã Biển Đảo, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 18%, 80% người dân làm nông nghiệp, 20% làm ngư nghiệp và diêm nghiệp, nhận thức của người dân về công tác y tế nói chung, chăm sóc SKND nói riêng không đồng đều. Tình hình vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Nơi làm việc của trung tâm y tế còn chật hẹp và khó khăn.
     Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Hậu Lộc được thành lập vào tháng 8 năm 2006 theo Nghị định 171, 172 của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết định 660, 661 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Thời điểm này đơn vị có 28 cán bộ được chia làm 06 khoa, phòng gồm:

     - Phòng hành chính tổng hợp,
     - Phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe,
     - Khoa ATVSTP
     - Khoa Y tế công cộng, 
     - Khoa Kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS, 
     - Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản; 

     Trung tâm Y tế dự phòng có 1 Chi bộ với 12 Đảng viên; 1 Công đoàn cơ sở, 1 Hội Cựu chiến binh; đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/09/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành chức năng, nhiệm vụ và Bộ máy tổ chức của Trung tâm Y tế Dự phòng Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. BS Cao Xuân Ngợi được bầu làm Giám đốc; BS Nguyễn Văn Khoản; BS Nguyễn Văn Châu được bầu làm Phó giám đốc; đến tháng 12 năm 2008 thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chuyển giao Trạm Y tế xã, thị trấn về Trung tâm Y tế Dự phòng quản lý và được đổi tên từ Trung tâm Y tế Dự phòng thành Trung tâm Y tế huyện. 


      Đến 31 tháng 12 năm 2008  tổng số cán bộ là 151 người trong đó có 30 cán bộ có trình độ Bác sỹ, có 03 đ/c có trình độ BSCKI, 01 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận, 02 đồng chí có trình độ Trung cấp lý luận, bổ sung thêm Khoa xét nghiệm thành 07 khoa, phòng gồm: 
      - Phòng Hành chính tổng hợp, 

      - Phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe, 
      - Khoa Kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS,
      - Khoa Y tế cộng đồng, 
      - Khoa Vệ sinh An toàn thực phẩm, 
      - Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, 
      - Khoa Xét nghiệm 
      - Trực tiếp quản lý 27 Trạm Y tế xã, thị trấn; 

      Toàn đơn vị có một Chi bộ với 23 Đảng viên, một Công đoàn cơ sở, một Chi đoàn thanh niên, một Hội Cựu Chiến binh. Năm 2010 Bác sỹ Nguyễn Văn Châu Phó giám đốc mắc bệnh hiểm nghèo đã từ trần. Đến tháng 9/2011 Bác sỹ Mai Đình Quế được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc.

       Đến tháng 6/2012 Bác sỹ Cao Xuân Ngợi được nghỉ BHXH; BS Nguyễn Văn Khoản được bổ nhiệm làm Giám đốc; BS Vũ Tất Luyện được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 26 của Bộ Y tế với các nhiệm vụ cụ thể là: Phòng chống dịch bệnh, các bệnh nguy hiểm HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, An toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống Suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em- KHHGĐ, Truyền thông giáo dục sức khỏe.

       Từ khi được thành lập đến nay Trung tâm Y tế huyện hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn đó là: cơ sở vật chất chật hẹp, trang thiết bị không đồng bộ, đội ngũ cán bộ có trình độ Bác sỹ còn thiếu đặc biệt là Bác sỹ công tác tại Trạm y tế xã, số Bác sỹ có trình độ chuyên sâu về Y tế Dự phòng còn hạn chế;  Trạm Y tế xã một số đơn vị cơ sở xuống cấp. Tuy nhiên dưới sự lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự lãnh đạo và hỗ trợ của Sở Y tế Thanh Hóa cùng với sự giúp đỡ của các đơn vị Y tế tuyến tỉnh, huyện, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là sự đoàn kết khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ Y tế  đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu chương trình Y tế được Ngành Y tế, UBND huyện giao.
      Do vậy từ năm 2005 đến nay Trung tâm Y tế Hậu Lộc đã được Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh,  Huyện ủy, UBND huyện tặng thưởng cụ thể là.

      - Năm 2007 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen
      - Năm 2008 được Bộ Y tế tặng Bằng khen
      - Năm 2009 được UBND tỉnh tặng Bằng khen
      - Năm 2010 được UBND Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen
    - Năm 2011 được Huyện ủy tặng Danh hiệu Chi bộ 5 năm liền đạt Trong sạch vững mạnh và những năm tiếp theo đều được Huyện ủy, Sở Y tế, Công đoàn tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen
      - Đoàn thanh niên đạt thành tích xuất sắc.
      - Hội Cựu chiến binh đạt hội trong sạch, vững mạnh

IMG-3163.JPG

 

      IMG-3155.JPG                


    MỘT SỐ KẾT QUẢ

                 TRUNG TÂM Y TẾ HẬU LỘC ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NĂM 2017.

 

1. Cũng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở:
1.1. Nhân lực

       Tính đến 31 tháng 12 năm 2017 toàn đơn vị có 173 cán bộ; trong đó có 04 BSCK1, 26 Bác sỹ, 01 cử nhân YTCC, 05 cử nhân kinh tế, 12 đồng chí đã học trung cấp lý luận hành chính, còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp.

1.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế

     Hiện nay Trụ sở của Trung tâm Y tế Hậu Lộc đang nằm trong khuôn viên của Bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc, tạm đủ cho BGĐ và các khoa, phòng làm việc, có 01 cơ sở điều trị Meethadol theo đúng quy điịnh; trang thiết bị chuyên môn có máy siêu âm, máy nội soi cổ tử cung, máy điện tim, các máy trang bị cho khoa xét nghiệm đạt tiêu chuẩn sinh học cấp 1, được công nhận xét nghiệm khẳng định HIV. Ngoài ra còn có các trang thiết bị khác phục vụh cho công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng.v.v.
     Hiện toàn huyện có 23 Trạm y tế đã xây dựng kiên cố đủ phòng làm việc theo bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn đến năm 2020, 07 trạm có máy siêu âm và xét nghiệm đơn giản.

1.2. Về xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020

        Công tác xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế giai đoạn đến năm 2020. Năm 2017 được Hội đồng thẩm định tỉnh Thanh Hóa công nhận 04 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế bao gồm: Thị Trấn, Quang Lộc, Tiến Lộc, Lộc Tân, vượt mức chỉ tiêu huyện đề ra, tuy nhiên số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế giai đoạn đến năm 2020 toàn huyện mới chỉ đạt 62,92% (17/27 xã).

2.Công tác Phòng chống dịch và thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia bao gồm
2.1 Công tác phòng chống dịch: 

     Trong năm đã chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa Y tế với các cơ quan, chính quyền các xã khống chế thành công dịch bệnh Sốt xuất huyết, phối hợp tổ chức giám sát dịch bệnh trên địa bàn huyện, đặc biệt là tổ chức thanh khiết môi trường, giám sát véc tơ, phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết tại 11/27 xã và xử lý môi trường  tại 11 xã bị ngập úng sau cơn bão số 11. Các dịch bệnh khác ổn định.

2.2 Công tác tiêm chủng mở rộng: 

      Tổ chức tiêm vắc xin định kỳ hàng tháng, trong năm tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 99,3%; tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai đạt 96,0%, Ngoài ra còn tổ chức Chiến dịch tiêm vắc xin AT cho phụ nữ trong độ tuổi 15-16 tuổi đạt 98,5%, đồng thời tiêm các loại vắc xin tự nguyện  đảm bảo an toàn, các bệnh truyền nhiễm có vắc xin bảo vệ được khống chế và từng bước thanh toán.

 2.3 Chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình:   

      Làm tốt công tác truyền thông, đồng thời có sự tham gia phối hợp đồng bộ của các ban ngành, các đoàn thể. Trong năm đã triển khai nhiều hoạt động làm Mẹ an toàn, nâng cao chất lượng sinh sản, phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục, do đó tỷ lệ chết mẹ trong sinh sản, trẻ em sinh thiếu cân giảm đáng kể. Công tác DS- KHHGD thực hiện các dịch vụ được an toàn, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai ngày càng tăng, không có tai biến lớn trong thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Ngoài ra còn phối hợp với các đơn vị Y tế tuyến tỉnh, các xã, thị trấn tổ chức các buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng chống bạo lực tình dục tại các trường học trên địa bàn huyện

2.4 Chương trình phòng chống Suy dinh dưỡng trẻ em:

       Do làm tốt công tác tập huấn, Hội thảo, Truyền thông, tư vấn với chất lượng cao tại cộng đồng và tại các phòng tư vấn MTBT về nâng cao chất lượng trong chăm sóc nuôi dưỡng Trẻ nhỏ và Bà mẹ mang thai. Phối hợp với các địa phương tổ chức cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
 đạt 95,2% và bổ sung Vitamin A cho trẻ từ 6- 60 tháng tuổi đạt 98%. Do làm tốt công tác truyền thông, tư vấn và chăm sóc, nuôi dưỡng vì vậy tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi là 11,5% giảm 1,3% so với cùng kỳ, suy dinh dưỡng thấp còi/tuổi là 21,4% giảm 0,8%.

 2.5 Chương trình phòng chống HIV/AIDS. 

      Năm 2017 Hậu Lộc tiếp tục triển khai mục tiêu “90-90-90” về phòng chống HIV/AIDS. Trung tâm Y tế Hậu Lộc đã tham mưu kịp thời cho Cấp ủy, Chính quyền huyện, xây dựng kế hoạch và các giải pháp cho từng hoạt động cụ thể, cùng với cả hệ thống chính trị và cộng đồng vào cuộc, đồng thời tổ chức các cao điểm về truyền thông, tư vấn, xét nghiệm lưu động tại 27 xã, thị trấn, trong năm đã thu được những kết quả cụ thể:

      Tư vấn và miễn phí xét nghiệm cho 1485 người có nguy cơ cao về lây nhiễm HIV, trong đó đã phát hiện được 09 trường hợp nhiễm HIV mới
      Số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV tại Bệnh biện Đa khoa huyện là 51người. Cung cấp các dịch vụ như: Bơm kim tiêm, nước cất, bao cao su cho các đối tượng nghiện, chích ma túy và mại dâm trên địa bàn toàn huyện

2.6 Chương trình phòng chống các bệnh xã hội và bệnh không lây truyền:

       Lao, Tâm thần, Phong, Bướu cổ, Tăng huyết áp, Tiểu đường, Ung thư..vv.. được quản lý và điều trị theo chương trình Quốc gia quy định, số bệnh nhân điều trị ổn định đạt từ 85- 90%, hầu hết bệnh nhân được hòa nhập cộng đồng. 
       Các bệnh không lây truyền hiện nay đã được triển khai lấy công tác tuyên truyền, truyền thông làm mũi nhọn nhằm nâng cao nhận thức của người dân và phối hợp, tổ chức khám sàng lọc tại một số xã điểm để phát hiện sớm các bệnh không lây truyền như: Tăng Huyết áp, Bệnh Ung thư, Bệnh Tiểu đường..vv.. nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm do các bệnh không lây truyền gây ra để xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo.

2.7 Chương trình phòng chống sốt rét-KST- CT:
      
       Tổ chức các buổi giám sát tại cộng đồng, đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng từ các vùng có Sốt rét sau những đợt làm ăn xa về địa phương được quản lý, chủ động cấp thuốc tự điều trị dự phòng cho các đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời  phối hợp tổ chức tẩy giun cho phụ nữ 15-45 tuổi  và học sinh mầm non, tiểu học an toàn, không có tai biến xẩy ra, đồng thời tham gia điều tra các bệnh sán lá gan tại cộng đồng.

 2.8 Công tác VSATTP:
     
       Triển khai và tổ chức mít tinh, cổ động hưởng ứng tháng hành động Quốc gia VSATTP trên địa bàn toàn huyện. Phối hợp thẩm định các cơ sở đủ điều kiện về ATTP để tham mưu cho UBND huyện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về An toàn thực phẩm được 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

      Tổ chức tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho 15 người tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh.
       
       Phối hợp với Đoàn 389 tổ chức thanh tra, kiểm tra An toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán, Tháng hành động Vệ sinh An toàn thực phẩm, Tết Trung thu được 13 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

3. Công tác truyền thông GDSK: 
      
       Với phương châm “ Truyền thông luôn đi trước một bước “ Trung tâm đã chỉ đạo nâng cao năng lực truyền thông, tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị truyền thanh huyện, xã tổ chức tốt hoạt động TTGDSK trên các phương tiện thông tin ở địa phương. Phát trên Đài truyền thanh huyện đạt >100% KH,  phát thanh tại Đài truyền thanh xã 4,5 lần/tháng tăng 0,3lần so với cùng kỳ. Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông cho cộng tác viên cơ sở và tham gia giám sát hoạt động truyền thông tại 27 xã, thị trấn.

4. Hoạt động y tế cộng đồng:

      Trong những năm qua được sự tài trợ của Dự án WB về chương trình VSMT- NS nông thôn và Ngành Y tế, Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp triển khai được nhân dân tham gia tích cực đưa tỷ lệ hộ Y tế có nhà tiêu HVS lên 75,0%. Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS đạt 97,3%.


5.Công tác cận lâm sàng:   

     Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đơn vị đã củng cố, tu sửa nâng cấp phòng xét nghiệm và được công nhận cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV/AIDS. Trong năm hoạt động có hiệu quả góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. 


6. Hoạt động KCB:

      Tập trung nâng cao chất lượng KCB để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và các đối tượng có thẻ BHYT. Chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng lên, Y đức được coi trọng đã gây dựng được lòng tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ Y tế, do đó số lượng người đến khám và điều trị tại Trạm Y tế ngày càng nhiều.

          *Kết quả thực hiện được năm 2017: 102.081 lượt người, (Trong đó khám BHYT 18.639lượt, YHCT được 24.262 lượt.)

      Cơ sở vật chất, nơi làm việc, trang thiết bị Y tế được đầu tư, nâng cấp đã đáp ứng được yêu cầu KCB, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đến nay đã có 17 Trạm Y tế được xây mới và nâng cấp cùng với hỗ trợ về trang thiết bị Y tế nên nhiều bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch được tập thể Y sỹ, Bác sỹ tập trung cứu chữa kịp thời, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận.

       Qua kiểm tra, đánh giá, phân loại Y tế xã cuối năm cho thấy đã có chuyển biến trong KCB, các quy trình được thực hiện nghiêm túc, chất lượng phục vụ người bệnh được cũng cố, 100% Trạm Y tế đạt khá trở lên, trong đó có 17 Trạm Y tế xã đạt loại tốt không có xã trung bình hoặc yếu kém.

7. Hoạt động cơ sở điều trị các chất gây nghiện bằng thuôc thay thế:

        Đây là một trong những nhiệm vụ đã được triển khai từ năm 2014 đến nay hoạt động của cơ sở Methadone đã đi vào nề nếp hoạt động có hiệu quả trong quản lý, điều trị bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia hòa nhập cộng đồng tốt. Tính đến hết tháng 11/2017 đã thu dung điều trị cho 222 bệnh nhân, tư vấn 1275 lượt. Hiện tại có 109 bệnh nhân đang duy trì điều trị.

      Hầu hết bệnh nhân ổn định, qua kiểm tra, giám sát bệnh nhân đều thực hiện được 04 giảm (giảm số lần sử dụng ma túy, giảm chi phí cho gia đình, giảm lây nhiễm HIV, giảm tội phạm). Sau 04 năm triển khai điều trị tình hình an ninh trật tự tại cơ sở ổn định không có điểm nóng xảy ra.

8. Hoạt động Tài chính, hành chính:

         Xây dựng Đề án luân chuyển cán bộ quản lý, xắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ tại khoa, phòng, Trạm y tế xã, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, thuyên chuyển, bổ nhiệm cán bộ viên chức theo quy định. Tham mưu kịp thời và tổ chức tốt các hội nghị. Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho cán bộ CNVC, người lao động từ Trung tâm đến Trạm Y tế, Y tế thôn. Chủ động và đảm bảo nhân lực, vật lực, nguồn lực cần phục vụ cho phòng chống thảm họa, thiên tai và các hoạt động tại đơn vị.

9. Công tác thi đua khen thưởng, nghiên cứu khoa học.

        Ngay từ đầu năm Ban Giám đốc, Ban chấp hành công đoàn phát động thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ, được chia làm 2 đợt (đợt I : từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017, đợt II từ 01/7 đến 31/12/2017). Công tác thi đua, nghiên cứu khoa học được cán bộ công chức hưởng ứng và tham gia kết quả đạt được như sau :
       Qua bình xét cuối năm có >70% CNVC đạt lao động tiên tiến xuất sắc, trong đó đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Sở Y tế Thanh Hóa khen thưởng cho 08 tập thể, 10 cá nhân, đề nghị Hội đồng thi đua huyện Hậu Lộc khen thưởng cho 04 tập thể, 09 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.

          Công tác nghiên cứu khoa học được cán bộ, CNVC tham gia ngay từ đầu năm đã có 11 đề tài, sáng kiến được Hội đồng khoa học kỹ thuật đã thẩm định 10 đề tài xếp loại A, 01 đề tài xếp loại B, trong đó có 01 đề tài của cán bộ Trạm Y tế xã

10. Các hoạt động khác:

         Tổ chức Hội thi đổi mới phong cách, thái độ của cán bộ Y tế theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế cho cán bộ CNVC, người lao động trong phạm vi quản lý và tham gia Hội thi TDTT do ngành tổ chức tại Cụm 3 huyện Tĩnh Gia đạt "giải Nhất cụm"Ngoài ra tham gia các hoạt động tình nghĩa nhân đạo như: ủng hộ người nghèo, Quỹ ủng hộ trẻ sơ sinh, đền ơn đáp nghĩa, Chất độc Da cam, Thiên tai bão lụt và hiến máu tình nguyện...v.v.
        Công tác Y tế Dự phòng là một lĩnh vực rất quan trọng của ngành Y tế, ngay từ thời Pháp thuộc lĩnh vực này cũng được quan tâm; Y tế Dự phòng đã luôn vượt qua những khó khăn gian khổ để ngăn chặn và khống chế các loại dịch bệnh, thực hiện các chương trình, mục tiêu Y tế Quốc gia. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Y tế Dự phòng đã không ngừng phát triển, mở rộng những hoạt động của mình góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Với những thành tích đạt được trong những năm qua Trung tâm Y tế Hậu Lộc được UBND huyện, UBND tỉnh, Bộ Y tế tặng bằng khen, đặc biệt là năm 2011 được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. trong đó sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ Y tế qua các thời kỳ, với sự cầu thị Trung tâm Y tế Hậu Lộc mong rằng đội ngũ cán bộ Y tế lão thành tiếp tục đóng góp trí tuệ giúp Ngành Y tế huyện nói chung, Trung tâm Y tế nói riêng ngày một phát triển, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
         Những thành tựu 12 năm xây dựng và trưởng thành của Trung tâm Y tế Hậu Lộc đó là sự tự hào của BCH Chi ủy, BGĐ, BCHCĐ và toàn thể cán bộ CNVC, người lao động trong toàn đơn vị, và các cán bộ lãnh đạo, cán CNVC qua các thời kỳ đã chung sức gây dựng. Để hôm nay Trung tâm Y tế Hậu Lộc đang vững bước đi lên trên lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Hậu Lộc.

                                  Ban biên tập CTTĐT - Phòng TTGDSK Trung tâm Y tế Hậu Lộc

Từ khóa bài viết: